Bill Gates có thể là một trong những người giàu nhất trên hành tinh, nhưng bạn sẽ khó mà bắt gặp hình ảnh ông đeo một chiếc đồng hồ hàng triệu đô xa xỉ, ngược lại, Gates là một fan hâm mộ của chiếc đồng hồ lặn không hề đình đám của nhà sản xuất Casio Duro (Nhật Bản), được bán lẻ với giá 70 đô la Mỹ (hơn 1,6 triệu đồng).

Vậy nhưng, Gates không phải là tỷ phú duy nhất đánh giá cao độ chính xác và chất lượng của đồng hồ Nhật Bản. Tỷ phú tài phiệt Hồng Kông Lý Gia Thành (Li Ka-shing) cũng là một người hâm mộ cuồng nhiệt của đồng hồ Citizen, trong khi đó, Steve Jobs lúc sinh thời cũng yêu thích tính thẩm mỹ tối giản của đồng hồ Seiko Chariot.

Thụy Sĩ là thánh địa đã thống trị ngành sản xuất đồng hồ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, khi sự phát triển mạnh mẽ của các cỗ máy đồng hồ thạch anh gây ra cuộc khủng hoảng thạch anh vào những năm 1970, nó đã giáng một đòn mạnh mẽ vào nền công nghiệp vốn tự xây dựng dựa trên kỹ nghệ thủ công phức tạp và những bí quyết lịch sử được truyền qua nhiều thế hệ này. Trong tình hình đó, người Nhật đã cải tiến việc sử dụng bộ máy thạch anh chạy bằng pin, thiết lập một cách hiệu quả một phân khúc đồng hồ hoàn toàn mới với mức giá phải chăng mà trước đây không hề tồn tại.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp đồng hồ Nhật Bản không xây dựng hoàn toàn dựa trên đồng hồ thạch anh, một số thương hiệu đã tạo dựng nguồn gốc từ hơn cả một thế kỷ trước.
Citizen, Seiko (bao gồm cả dòng cao cấp Grand Seiko) đã sản xuất những chiếc đồng hồ cơ học đỉnh cao, sánh ngang với các thương hiệu Thụy Sĩ cả về kỹ năng và bí quyết chế tác.
Sự cống hiến hết mình cho sự hoàn hảo của người Nhật đã khiến những thương hiệu này tạo ra những chiếc đồng hồ được săn lùng và sưu tầm cao.
Đặc biệt, Seiko và Grand Seiko đã gây được tiếng vang lớn trong giới sưu tập trong những năm gần đây; một số sản phẩm đã hoạt động cực kỳ tốt trên thị trường bán lại và trong giới đấu giá, chẳng hạn như Bonhams, công ty đang tung ra đợt bán hàng đầu tiên dành riêng cho đồng hồ Seiko.
Những chiếc đồng hồ đạt được các khối đấu giá không phải là đồng hồ thạch anh điển hình mà bạn có thể tìm thấy tại các nhà bán lẻ thông thường.

Hành trình của Seiko với tư cách là nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu Nhật Bản bắt đầu từ năm 1881. Trong những năm qua, thương hiệu này đã phân nhánh để tập trung vào mọi thứ từ chế tạo đồng hồ treo tường và đồng hồ bỏ túi đến đồng hồ đeo tay cơ học cũng như kỹ thuật số cao cấp.

Dòng Grand Seiko được giới thiệu vào năm 1960 và hiện nay đã tung ra thị trường những chiếc đồng hồ thuộc ba bộ sưu tập: Heritage, Elegance và Sport.
Grand Seiko ngày nay không chỉ được biết đến với độ chính xác của các bộ máy áp dụng cơ chế Spring Drive, đã đạt được chứng nhận chronometer (đồng hồ có độ chính xác cao được kiểm duyệt và chứng thực bởi tổ chức COSC – chuyên chịu trách nhiệm về việc kiểm nghiệm chất lượng đồng hồ), mà còn nổi tiếng với cả phần vỏ được hoàn thiện tỉ mỉ và mặt số hình bông tuyết nổi tiếng. Các mẫu Spring Drive hàng đầu có giá cao tới 72.000 đô la (xấp xỉ 1,7 tỷ đồng)

Đồng hồ cơ được ra mắt dưới cái tên Seiko đã làm nức lòng người hâm mộ, từ những người trẻ yêu thích đồng hồ đến những người tìm kiếm sự tin cậy và phong cách thời thượng với mức giá tương đối phải chăng. Được ưa chuộng nhất có lẽ là mẫu “Tuna” (cá ngừ) của dòng Prospex – Tuna là “biệt danh” được ưu ái dành cho mẫu đồng hồ này bởi hình dáng vỏ đồng hồ giống lon cá ngừ đóng hộp. Seiko đã tung ra một số phiên bản giới hạn của Tuna, đặc biệt và độc đáo nhất trong số đó là hai chiếc đồng hồ Prospex Gundam Kỷ niệm 40 năm màu đỏ và xanh lục được phát hành vào tháng 4 năm 2019, mỗi chiếc giới hạn 1.000 chiếc.

Những chiếc đồng hồ này được bán lẻ ở mức 400.000 yên (3.790 đô la Mỹ ~ 88 triệu VND) và nhanh chóng được các nhà sưu tập và người bán lại săn đón, những chiếc đồng hồ sau đó xuất hiện trở lại trên thị trường bán lại với giá rất cao.
Presage là một bộ sưu tập phổ biến khác dưới tên Seiko.

Tại cuộc đấu giá đồng hồ Seiko mang tên Making Waves của Bonhams diễn ra trực tuyến vào cuối tháng 8 năm nay, chúng ta hãy cùng mong chờ những người sẽ phá kỷ lục. Được bán đấu giá lần này là một chiếc đồng hồ bấm giờ cực kỳ quý hiếm bằng thép không gỉ tại Thế vận hội mùa hè Tokyo 1964, ước tính trị giá 200.000 đô la Hồng Kông (25.800 đô la Mỹ ~598 triệu VND).

Vì vậy, ngoài việc được Bill Gates vui vẻ lựa chọn để theo dõi thời gian mỗi ngày của mình với chiếc Casio Dura trị giá 60 đô la Mỹ, thì đồng hồ Nhật Bản còn ẩn chứa rất nhiều điều đặc biệt hơn là những bộ máy thạch anh và máy đo thời gian cổ điển thông thường.
Nguồn: Luxurylaunches